Tại sao nhà cổ Hội An luôn ngập trong ánh vàng?
Tôi đi du lịch đến Hội An không dưới 10 lần. Có thể với nhiều người, kí ức về Hội An là những mái nhà cổ san sát nhau, là chùa Cầu, sông Hoài, đèn lồng rồi cả những ổ bánh mì, tô cao lầu, mì quảng,…riêng tôi, Hội An lại gợi lên niềm thắc mắc về cái gì đó “trơ trụi” nhưng bí ẩn: “Tại sao nhà cổ Hội An luôn ngập trong ánh vàng?”
Trải qua nhiều lần “dò la” và tìm hiểu, tôi phát hiện có không ít người cũng cùng một sự tò mò giống tôi. Ánh vàng đó tuy đơn sơ nhưng cực kì bắt mắt, là “ma lực” níu chân bao lớp du khách bước đi nhưng không quên dành một cái ngoảnh mặt đầy nuối tiếc.
Chính cái ánh vàng ma mị ngày càng “tỏa sắc” này đã trở thành “nàng thơ” của không ít những tác giả yêu và đam mê về Hội An, từ thơ ca, nhạc điệu cho đến tranh ảnh,…
Được biết, phố cổ Hội An là địa danh có nền văn hóa và phong cách kiến trúc cực kỳ độc đáo. Nơi đây là sự giao hòa gần như hoàn mỹ của những ngôi nhà từ thời Pháp thuộc xen lẫn với các ngôi chùa mang kiến trúc Nhật Bản rồi cả một số ngôi nhà gỗ kiểu Trung Quốc. Tuy nhiên, chừng ấy không phải là duy nhất, một trong những cái hồn đặc trưng của phố cổ đến từ ánh vàng chói chang nhưng không gay gắt của những ngôi nhà cổ.
Để giải đáp cho thắc mắc: “Tại sao nhà cổ Hội An luôn ngập trong ánh vàng?” thật không dễ dàng gì. Đi qua nhiều năm tháng sóng gió với những thăng trầm của lịch sử, thời gian và khói bụi, có rất nhiều giả thiết đặt ra chỉ để “hiện thực hóa” câu trả lời mà bản thân lựa chọn.
Một số người cho rằng, màu vàng là màu đại diện cho hoàng gia, nó làm tăng sự tinh tế và quyền quý,…
…những người thực tế thì cho rằng màu vàng ít hấp thụ nhiệt, rất lý tưởng cho khí hậu nhiệt đới ẩm tại Việt Nam...
…số khác lại “đời thường” hơn khi khẳng định: “Hội An quanh năm lụt lội, có khi đến 8,9 trận lụt lớn nhỏ/1 năm. Khi đó nước ngâm lâu, không có loại sơn nào chịu nổi. Vậy nên chỉ có quét vôi, mà các màu vôi như xanh dương, xanh lục, hồng,…lại nhanh xuống màu lắm; duy có màu vàng này là chịu được vài năm, chi phí lại rẻ. Vì vậy, màu vàng vẫn là sự lựa chọn số 1 cho những ngôi nhà cổ ở đây”.
Nhưng…dù là vì lý do gì, bắt nguồn từ ý nghĩa nào thì ánh vàng này cũng đã theo Hội An qua nhiều đời con cháu, màu này lại rất được tôn kính trong văn hóa Việt Nam. Bởi nó đại diện cho sự may mắn, niềm tự hào, sự thịnh vượng và lòng kính trọng.
Hội An luôn là “chủ thể” hoàn mỹ cho nhiều tác phẩm tuyệt sắc của các nhiếp ảnh gia, họa sĩ,…không chỉ trong nước mà ra cả ngoài nước. "Hội An giống như một phòng tranh ngoài trời vậy. Ánh sáng và những bức tường vàng tạo thành phông nền hoàn hảo cho bất kì chủ thể nào, liên tục truyền cảm hứng và khiến tôi ngạc nhiên mãi không thôi" – chia sẻ của nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle – một trong những nghệ sĩ tài ba đưa vẻ đẹp Hội An đến gần hơn với khách du lịch.
Cùng Bienhoian.com ngắm vẻ đẹp của những ánh vàng đặc trưng tại nhà cổ Hội An qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle và của một số nghệ sĩ khác:
...
Trải qua nhiều lần “dò la” và tìm hiểu, tôi phát hiện có không ít người cũng cùng một sự tò mò giống tôi. Ánh vàng đó tuy đơn sơ nhưng cực kì bắt mắt, là “ma lực” níu chân bao lớp du khách bước đi nhưng không quên dành một cái ngoảnh mặt đầy nuối tiếc.
Chính cái ánh vàng ma mị ngày càng “tỏa sắc” này đã trở thành “nàng thơ” của không ít những tác giả yêu và đam mê về Hội An, từ thơ ca, nhạc điệu cho đến tranh ảnh,…
Được biết, phố cổ Hội An là địa danh có nền văn hóa và phong cách kiến trúc cực kỳ độc đáo. Nơi đây là sự giao hòa gần như hoàn mỹ của những ngôi nhà từ thời Pháp thuộc xen lẫn với các ngôi chùa mang kiến trúc Nhật Bản rồi cả một số ngôi nhà gỗ kiểu Trung Quốc. Tuy nhiên, chừng ấy không phải là duy nhất, một trong những cái hồn đặc trưng của phố cổ đến từ ánh vàng chói chang nhưng không gay gắt của những ngôi nhà cổ.
Để giải đáp cho thắc mắc: “Tại sao nhà cổ Hội An luôn ngập trong ánh vàng?” thật không dễ dàng gì. Đi qua nhiều năm tháng sóng gió với những thăng trầm của lịch sử, thời gian và khói bụi, có rất nhiều giả thiết đặt ra chỉ để “hiện thực hóa” câu trả lời mà bản thân lựa chọn.
Một số người cho rằng, màu vàng là màu đại diện cho hoàng gia, nó làm tăng sự tinh tế và quyền quý,…
…những người thực tế thì cho rằng màu vàng ít hấp thụ nhiệt, rất lý tưởng cho khí hậu nhiệt đới ẩm tại Việt Nam...
…số khác lại “đời thường” hơn khi khẳng định: “Hội An quanh năm lụt lội, có khi đến 8,9 trận lụt lớn nhỏ/1 năm. Khi đó nước ngâm lâu, không có loại sơn nào chịu nổi. Vậy nên chỉ có quét vôi, mà các màu vôi như xanh dương, xanh lục, hồng,…lại nhanh xuống màu lắm; duy có màu vàng này là chịu được vài năm, chi phí lại rẻ. Vì vậy, màu vàng vẫn là sự lựa chọn số 1 cho những ngôi nhà cổ ở đây”.
Nhưng…dù là vì lý do gì, bắt nguồn từ ý nghĩa nào thì ánh vàng này cũng đã theo Hội An qua nhiều đời con cháu, màu này lại rất được tôn kính trong văn hóa Việt Nam. Bởi nó đại diện cho sự may mắn, niềm tự hào, sự thịnh vượng và lòng kính trọng.
Hội An luôn là “chủ thể” hoàn mỹ cho nhiều tác phẩm tuyệt sắc của các nhiếp ảnh gia, họa sĩ,…không chỉ trong nước mà ra cả ngoài nước. "Hội An giống như một phòng tranh ngoài trời vậy. Ánh sáng và những bức tường vàng tạo thành phông nền hoàn hảo cho bất kì chủ thể nào, liên tục truyền cảm hứng và khiến tôi ngạc nhiên mãi không thôi" – chia sẻ của nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle – một trong những nghệ sĩ tài ba đưa vẻ đẹp Hội An đến gần hơn với khách du lịch.
Cùng Bienhoian.com ngắm vẻ đẹp của những ánh vàng đặc trưng tại nhà cổ Hội An qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle và của một số nghệ sĩ khác:
...
Xem thêm:Bạn đã từng qua…một Hội An rực vàng trong ánh nắng?
Hồng Thy
Ảnh nguồn Internet